Bước 1: Ta phải biết tổng công suất sử dụng trên thực tế của ta là bao nhiêu. Muốn biết được cái này, ta có thể tham khảo bảng công suất một số thiết bị thông dụng ở bảng bên dưới. Để thật tiết kiệm chúng tôi khuyên bạn lúc mất điện này chỉ nên sử dụng những thiết bị thật cần thiết, và tìm các thiết bị sử dụng điện năng thấp để thay thế cho những thiết bị có khả năng tiêu tốn điện năng cao.
Tính công suất kích điện và ắc quy |
Bước 2: Tính tổng công suất cho bộ kích điện. Đối với các thiết bị có các thiết bị điện tử dùng dòng khởi động n hỏ như máy tính, quạt,tivi, đèn thì bộ kích điện tốt nhất là gấp rưỡi tổng công suất thực tế tính ở bước trên. Còn đối với các thiết bị có dòng khởi động lớn hơn như tủ lạnh, máy bơm, máy điều hòa thì công suất của inverter ít nhất phải gấp 2 lần tổng công suất và còn nếu với số lượng thiết bị nhiều thì phải gấp 3 lần tổng công suất tiêu thụ thực tế.
Bước 3: Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng kích điện và ắc quy để biết dược thời gian sử dụng hệ thống này. Nhưng chúng tôi xin nhắc bạn là nếu tổng phụ tải là 1000W thì bạn phải tiêu ton 60-80$/giờ cho toàn hệ thống. Vì thế hãy tính toán sử dụng thật hợp lý và tiết kiệm nhất.
Bước 4: Tính toán theo công thức sau :
Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W)
Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V)
Dung lượng của bình ắc quy (AH)
Thời gian cần có điện của hệ thống (T)
Hệ số năng suất của bộ kích điện (pf): thường là 0,7 hoặc 0,8
AH = (T * W)/(V * pf)
dùng công thức một để tính tổng dung lượng của ắc quy (AH) nếu xác định trước thời gian sử dụng hệ thống T, tổng công suất của Inverter W, điện thế của bộ nạp V, pf = 0.7 hoặc 0.8 tuỳ vào từng loại Inverter
T = (AH * V * pf)/W
dùng công thức (2) để tính thời gian hoạt động T của hệ thống nếu biết tổng dung lượng của ắc quy AH, tổng công suất của Inverter W, điện thế của bộ nạp V, pf = 0.7 hoặc 0.8 tuỳ vào từng loại Inverter
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét